Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Khi nào trẻ bị táo bón cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa?

Khi nào trẻ bị táo bón cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa?

Có một thực tế rằng khi con bị tiêu chảy, nhiều ông bố bà mẹ vô cùng lo lắng, thăm khám kĩ càng, dùng đủ loại thuốc để cầm tiêu chảy. Tuy nhiên trường hợp trẻ bị táo bón, cha mẹ lại khá chủ quan, không chủ động tìm các biện pháp trị dứt điểm cho con. Táo bón kéo dài nhiều ngày và thường xuyên tái phát sẽ gây ảnh hưởng tới thể chất và sự phát triển bình thường ở trẻ.


Dấu hiệu táo bón ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ được coi là bị táo bón khi có các dấu hiệu sau:
- Trẻ đi ngoài khó khắn, đỏ mặt tía tai, gồng mình rặn đại tiện
- Phân cứng, khô, khuôn phân to hoặc lổn nhổn như phân dê, màu phân thường thẫm
- Tần suất đại tiện của trẻ dưới 3 lần/ tuần
- Trẻ thấy đau khi đi ngoài, có biểu hiện trốn đi vệ sinh

Xử lý khi trẻ bị táo bón

Khi trẻ mới bị táo bón, tốt nhất cha mẹ cần giúp trẻ thay đổi lối ăn uống, sinh hoạt khoa học để cải thiện tình trạng bệnh:
- Cho trẻ ăn nhiều rau, củ quả để tăng cường bổ sung lượng chất xơ.
Điều này giúp tăng khối phân, phân mềm, kích thích nhu động đường ruột để trẻ dễ đại tiện hơn.
- Uống đủ nước hàng ngày
Không chỉ trẻ mà cả người lớn cũng thường quyên cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Đối với trẻ trên 1 tuổi, lượng nước hoặc dịch không phải sữa cần thiết là  960 mL hoặc nhiều hơn/ngày. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho con dùng thêm nước ép hoa quả, nước canh. Nếu trẻ trong độ tuổi uống sữa công thức, mẹ nên pha sữa theo tỉ lệ hướng dẫn, tránh pha sữa quá đặc khiến trẻ khó tiêu hóa.
- Tập luyện đại tiện theo một khung giờ hàng ngày
Việc nhịn đại tiện ở trẻ nhiều lần dễ khiến phân tích tụ quá nhiều ở đại tràng. Khối phân mất nước càng khô cứng, khuôn to làm bé khó đi ngoài hơn, trầm trọng thêm tình trạng táo bón.
- Mát xa vùng bụng cho trẻ theo chiều từ phải sang trái để kích thích cảm giác buồn đi tiêu.  

- Dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị táo bón cho con
Nó là biện pháp hữu hiệu cho nhiều cha mẹ khi đã áp dụng thử các biện pháp trên vẫn chưa thấy cải thiện đáng kể. Các sản phẩm có hỗ trợ bổ sung chất xơ từ rau xanh, rau diếp cá, rau má để nhuận tràng thanh mát cơ thể, FOS làm tăng số lượng lợi khuẩn, ion magie giúp tăng nhu động đại tràng như Diếp cá vương Gold sẽ giúp cải thiện nhanh chóng táo bón ở trẻ nhỏ. Cho đến hiện nay, đây là cách mà các ông bố bà mẹ hay áp dụng vì tính tiện lợi, an toàn lại hiệu quả.

Khi nào cần đưa trẻ bị táo bón đi khám chuyên khoa tiêu hóa?

Cha mẹ nên đưa con đi khám trong trường hợp:
- Trẻ bị táo bón kéo dài nhiều ngày liền,
- Táo bón tái phát thường xuyên mà không rõ nguyên nhân,
- Áp dụng đủ các cách trên vẫn chưa thấy cải thiện bệnh.
- Hoặc đi kèm những triệu chứng dưới đây không kiểm soát được:
  • Sốt
  • Nôn
  • Máu trong phân
  • Đau bụng
  • Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng.
  • Trẻ biếng ăn, giảm cân, suy dinh dưỡng
  • Rò rỉ hậu môn – trĩ.
Cha mẹ hãy chú ý hơn đến các dấu hiệu mới biểu hiện ở trẻ để có cách xử lý đúng đắn, tránh tình trạng để táo bón nặng, phải đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện. Táo bón không khó để khỏi, chỉ cần cha mẹ biết đúng cách và giải quyết kịp thời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét