Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Trẻ bị táo bón đau bụng phải làm sao?

Trẻ bị táo bón đau bụng phải làm sao?

Triệu chứng táo bón phổ biến nhất ở trẻ nhỏ là đi ngoài khó khăn, đau tức hậu môn khi phải gắng sức rặn. Tuy nhiên nếu trẻ bị táo bón kèm đau bụng rất có thể bé đang bị táo bón nặng hơn hoặc mắc bệnh lý đi kèm nào đó, cha mẹ cần hết sức lưu ý.
trẻ bị táo bón đau bụng nên xử trí thế nào
Táo bón là một hội chứng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Trong số những trẻ đến khám tại khoa nhi tiêu hóa thì có đến 25% trẻ bị táo bón. Táo bón không chỉ khiến việc đi vệ sinh của trẻ khó khăn, mà còn khiến trẻ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, khá nhiều trẻ bị táo bón có dấu hiệu đi kèm đau bụng, đầy chướng, chán ăn  dẫn đến chậm lớn, còi cọc, kém phát triển.

Trẻ bị táo bón đau bụng do đâu?

Tình trạng táo bón ở trẻ chủ yếu là táo bón chức năng, tức xuất phát do sự kém ổn định chức năng đường tiêu hóa. Các nguyên nhân chính gây táo bón thường gặp là:
- Trẻ biếng ăn rau củ quả
- Bé uống ít nước
- Trẻ nín nhịn việc đại tiện do mải chơi hoặc môi trường lạ, không quen nhà vệ sinh công cộng.
- Trường hợp ít gặp hơn, táo bón là biểu hiện của một bệnh lý khác như dài đoạn trực tràng bẩm sinh, phình giãn đại trực tràng, rối loạn chuyển hóa canxi, hệ thần kinh… Táo bón bệnh lý thường nặng và khó chữa hơn, điều cốt lõi là cần giải quyết các bệnh này trước.
- Ở những trẻ nhỏ bị táo bón kéo dài thường kèm theo triệu chứng đau bụng. Nguyên nhân là do phân bị tích lũy quá nhiều tại đại tràng, gây tắc ruột. Điển hình như trường hợp một bé trai bị táo bón kéo dài 3 năm, tổng lượng phân tồn đọng trong bụng tới 5kg. Bé bị đầy chướng, kèm theo chứng đau bụng âm ỉ và rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng.
Chính vì vậy, để ngăn ngừa từ sớm những hậu quả do táo bón gây ra, cách tốt nhất là các bậc phụ huynh nên điều trị táo bón triệt để cho con.

Các biện pháp trị táo bón cho trẻ được chuyên gia khuyên cáo

Táo bón từ đâu thì hãy giải quyết từ đó. Các bậc phụ huynh nên kiên trì thực hiện cùng con bởi táo bón không thể chỉ giải quyết trong một sớm một chiều. Dưới đây là các biện pháp chữa trị táo bón cho trẻ không cần dùng thuốc nên tham khảo:
- Tăng cường lượng rau xanh, hoa quả, hạt giàu chất xơ vào trong khẩu phần ăn của bé. Rau củ quả là những thực phẩm giàu chất xơ nhất
Xem thêm: Mách mẹ cách giúp trẻ ăn rau thun thút
- Bổ sung nước uống hàng ngày cho trẻ thông qua nước lọc, nước canh, nước ép hoa quả.
Chú ý: Uống nước ấm hấp thu tốt hơn nước lạnh.
Bên cạnh đó, mỗi sáng ba mẹ hãy cho con uống một thìa café mật ong hòa nước ấm để làm sạch ruột, hỗ thông tràng đại tiện khá tốt.
- Tập cho trẻ thói quen đại tiện vào khung giờ nhất định trong ngày.
Để trẻ dễ đi ngoài hơn, trước giờ đại tiện 30 phút, cha mẹ hãy xoa bụng con từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ để kích thích cảm giác buồn đại tiện.

- Thường xuyên vui chơi, vận động cùng bé.
- Đối với những trẻ bị táo bón lâu ngày, tần suất đại tiện phải đến 4 -5 ngày/ lần, tốt hơn hết cha mẹ nên cho con dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ trợ để con nhanh khỏi táo bón hơn.
Sản phẩm trị táo bón cần tác động theo nhiều cơ chế tổng hợp: bổ sung chất xơ, thảo dược thanh mát, giảm nóng trong, cân bằng hệ vi sinh đường ruột nhờ FOS, kích thích nhu động đường ruột hoạt động tốt hơn. Một trong những thực phẩm bảo vệ sức khỏe được dùng phổ biến và khá hiệu quả là Diếp cá vương Gold. Cha mẹ có thể mua sản phẩm tại các nhà thuốc trên nhiều tỉnh thành trong cả nước hoặc gọi đến số 0982 498 826 để được tư vấn cụ thể nhất.

Trường hợp nào trẻ bị táo bón đau bụng cần đi khám gấp?

- Trẻ bị táo bón, đau bụng nhưng kèm theo sốt, nôn. Rất có thể bé bị viêm màng não và nên được đi khám tại bệnh viện uy tín.
- Trẻ bị táo bón nặng dẫn tới tắc ruột, đau bụng quằn quại. Cha mẹ không nên chủ quan, hãy đưa bé đi khám chữa sớm nhất có thể.
- Ở trẻ em, cơn đau do táo bón nghiêm trọng hơn và có thể bị nhầm với cơn đau do viêm ruột thừa hoặc tắc ruột.
Hi vọng những thông tin về chứng táo bón kèm đau bụng ở trẻ nhỏ: nguyên nhân, cách điều trị sẽ giúp ích cho nhiều cha mẹ trên hành trình chăm sóc con yêu, giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhất.

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

Trẻ bị táo bón không đi ngoài được nên xử trí thế nào?

Trẻ bị táo bón không đi ngoài được nên xử trí thế nào?

Vấn đề trẻ bị táo bón không đi ngoài được hiện đang là mối bận tâm rất lớn từ nhiều bậc cha mẹ. Nếu để tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài, không đi ngoài được trong nhiều ngày liền, nó có thể dẫn tới hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển bình thường ở trẻ nhỏ. 
trẻ bị táo bón không đi ngoài được gây ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường
Đối với trẻ nhỏ, việc bị táo bón là dấu hiệu của chứng rối  loạn chức năng tiêu hóa. Táo bón về cơ bản sẽ không ảnh hưởng quá lớn tới bé nếu chỉ diễn ra tạm thời vài ngày, do sự thất thường về chế độ ăn uống. Tuy nhiên nếu trẻ bị táo bón nặng, kéo dài trong nhiều ngày liền, cha mẹ cần nghiêm túc xem xét nguyên nhân táo bón do đâu, biện pháp nào trị táo bón đúng đắn.

Trẻ bị táo bón không đi ngoài được trong nhiều ngày có nguy hiểm không?

Táo bón ở trẻ nhỏ là tình trạng tắc nghẽn đầu ra. Khi phân bị ứ đọng tại đại tràng, không được tống thải đều đặn dễ gây nên nhiều hậu quả xấu.
Phân ở lâu trong đại tràng bị tái hấp thu nước, trở nên khô cứng, rất khó để đại tiện. Đặc biệt, lượng chất thải dồn nén vài ngày đã đủ khiến khối phân to bất thường. Lúc này, trẻ phải gắng sức rặn cũng khó lòng đi ngoài được. Bên cạnh đó, nếu cha mẹ nóng vội mà dùng các thuốc nhuận tràng, tẩy xổ, phân bị cưỡng ép đẩy ra ngoài gây ra chứng nứt hậu môn, chảy máu lẫn vào phân. Tình trạng này tiếp diễn nhiều lần khiến trẻ đau đớn, lo sợ, cố nín nhịn việc đại tiện. Dần dà, táo bón trở thành vòng luẩn quẩn, ngày càng nặng hơn.
trẻ bị táo bón không đi ngoài đượcTáo bón thường tiến triển nặng hơn và gây nhiều tác động xấu nếu cha mẹ chủ quan.
Trẻ em cũng vậy, chỉ có thể tiêu hóa bình thường nếu trên ăn, dưới thải đều đặn. Tình trạng không đi ngoài được ở trẻ nhỏ khiến trẻ dễ bị đầy chướng bụng, chán ăn, kém tiêu hóa. Điển hình có bé bị táo bón trong 5 năm liền, phân tích lại tới 5kg, bụng chướng, thể trạng gầy còi, kém phát triển.
Còn chưa kể trẻ bị táo bón, rối loạn tiêu hóa thường dễ sinh tâm lý khó chịu, không đủ năng lượng và tinh thần để học tập, vui chơi, khám phá thế giới xung quanh.

Nguyên nhân khiến trẻ hay bị táo bón không đi ngoài được

Cha mẹ cần hiểu, trẻ bị táo bón thường xuất phát từ 2 nguyên nhân chính sau:
- Thứ nhất: Trẻ bị táo bón kéo dài do bệnh lý.
Một số trẻ khi còn nhỏ đã mắc các bệnh lý như phình giãn đại trực tràng, hẹp hậu môn, trĩ bẩm sinh… gây biến đổi cấu trúc đường tiêu hóa. Những trẻ bị táo bón do bệnh lý này thường khó điều trị hoàn toàn. Táo thường chỉ khỏi nếu các bệnh trên được giải quyết triệt để. Trường hợp này, cha mẹ nên áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ tổng thể để giảm tối đa các khó chịu mà táo bón gây ra cho bé.
- Thứ hai: trẻ bị táo bón chức năng - gặp ở 95% số trẻ bị táo bón không đi ngoài được
Táo bón ở trẻ nhỏ chủ yếu xuất phát từ chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, bé lại hay tiếp xúc với nhiều nguồn thức ăn mới lạ. Thực đơn của bé đôi khi không cân đối, thiếu chất xơ, trẻ nín nhịn đi cầu, sợ phải đại tiện, uống ít nước hoặc dùng một số loại thuốc gây táo bón như sắt, canxi, kháng sinh...

Cách điều trị cho trẻ bị táo bón không đi ngoài được

Đối với những bé đã bị táo bón trong 3-4 ngày liền, thậm chí là cả tuần, điều đầu tiên là làm thế nào để cho bé có thể đi ngoài được nhanh chóng.
Dưới đây là một số biện pháp trị táo bón khẩn cấp cha mẹ có thể áp dụng ngay cho con:

- Mẹo 1: Dùng mồng tơi ngoáy hậu môn

Mồng tơi rửa sách, tước vỏ và ngoáy vào phần hậu môn của bé. Tầm khoảng 5 – 10 phút sau, bé sẽ có cảm giác đại tiện và dễ đi ngoài hơn.

- Mẹo 2: Dùng mật ong thụt hậu môn

Theo như kinh nghiệm của nhiều mẹ, nếu như trẻ quá khó đại tiện, có thể dùng nước pha mật ong để thụt hậu môn cho trẻ.
Cách làm:
- Pha mật ong với nước theo tỉ lệ 1 : 3
- Dùng tăm bông thấm dung dịch trên và đút nhẹ vào hậu môn của trẻ
- Nhờ tác dụng bôi trơn và kích nhu động đại tràng, bé sẽ dễ dàng đi ngoài hơn.
* Lưu ý, cha mẹ nên cho con ăn nhiều rau xanh, uống nước hoa quả ( không lọc bỏ xơ) để hỗ trợ phân bé mềm hơn. Với hai phương pháp trên, đặc biệt là các loại thuốc tẩy xổ, thụt tháo chỉ nên dùng tạm thời, không nên dùng thường xuyên. Nếu lạm dụng những cách trên, trẻ sẽ mất dần cảm giác buồn đại tiện, không thể tự đại tiện bình thường và phụ thuộc nhiều vào các biện pháp hỗ trợ.
Để trị táo bón hiệu quả cho bé, cần một giải pháp tổng hợp nhiều cơ chế để tác động táo bón từ nguyên nhân, có thể dùng lâu dài và vẫn đảm bảo an toàn cho bé.

Một số lưu ý khi chữa cho trẻ bị táo bón không đi ngoài được

- Trường hợp bé bị táo bón lâu ngày, cha mẹ nên sử dụng đều đặn Diếp cá vương Gold theo đúng lộ trình tư vấn để đạt hiệu quả khả quan nhất.
- Mỗi ngày trước khi đi đại tiện, cha mẹ hãy xoa theo vòng tròn quanh bụng từ phái sang trái khoảng 5 – 10 phút để kích thích cảm giác đại tiện của bé.
- Với trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu tươi, cha mẹ càng nên áp dụng sớm các biện pháp trên. Đồng thời kết hợp rửa hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý để tránh nhiễm khuẩn vùng hậu môn của bé.
Hi vọng các thông tin này thực sự hữu ích cho cha mẹ có con trẻ bị táo bón không đi ngoài được. Cha mẹ nên áp dụng sớm kết hợp nhiều biện pháp tổng thể để giúp con khỏi nhanh táo bón, phát triển khỏe mạnh hơn nhé.



Diếp cá vương Gold hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ bị táo bón không đi ngoài được
Diếp cá vương Gold đem đến 3 tác động kết hợp cho hệ tiêu hóa:
  • Bổ sung chất xơ tự nhiên, giúp nhuận tràng, thông đại tiện, giúp làm giảm táo bón
  • Tăng cường sức bền tĩnh mạch, hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng của trĩ, táo bón.
  • Đồng thời hỗ trợ lương huyết, thanh nhiệt giải độc cho cơ thể.
Cha mẹ có thể gọi ngay tới số 0982 498 826 hoặc để lại câu hỏi TẠI ĐÂY để sớm được tư vấn chi tiết nhất cách giảm táo bón và chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

Bé bị táo bón phải làm sao để nhanh khỏi?

Bé bị táo bón phải làm sao để nhanh khỏi?

Bé nhà mình bị táo bón nặng, cả tuần không đại tiện được, phải làm sao để nhanh khỏi đây? Đây cũng là băn khoăn của 25% ông bố bà mẹ Việt Nam phải đưa con nhỏ đến khám tại các khoa nhi tiêu hóa.Dưới đây là những thông tin mà Diếp cá vương Gold tin chắc là sẽ hữu ích với các bậc phụ huynh nhé. bé bị táo bón nên làm gì
Táo bón là một hội chứng không phân biệt giới tính hay bất kỳ tuổi tác nào. Tuy nhiên nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn hẳn đó là trẻ nhỏ, phụ nữ và người cao tuổi. Riêng đối với trẻ em, táo bón có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn cả. Táo bón kéo dài là không những là biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng, mà còn khiến trẻ đầy bụng, chán ăn, chậm lớn…

Nguyên nhân bé bị táo bón

95% các trường hợp táo bón ở trẻ nhỏ là táo bón chức năng, tức do sự bất ổn định từ chức năng tiêu hóa còn non yếu của trẻ. Phần nhỏ còn lại trẻ bị táo bón bởi một bệnh lý đường tiêu hóa như dài, phình giãn đại trực tràng bẩm sinh, sa trực tràng, hẹp hậu môn…

Làm sao để nhận biết trẻ bị táo bón do bệnh lý?

Những bé bị táo bón do sự bất thường về cấu trúc đường tiêu hóa thường có đồng thời các triệu chứng sau:
- Bé thường xuyên bị táo bón, nhiều đợt kéo dài thậm chí vài tháng trời
- Bé đã ăn đủ rau, uống nhiều nước nhưng tình trạng táo bón không thuyên giảm
- Bé rất khó có cảm giác buồn đại tiện và không thể tự đi được.
- Bé dễ bị chảy máu hậu môn khi đại tiện
Nếu con nhà bạn đang gặp phải tình trạng này, cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi khám tại các chuyên khoa tiêu hóa uy tín. Tại đây, bé sẽ được chụp chiếu, xét nghiệm và thăm khám để làm rõ nguyên nhân táo bón do đâu, dùng thuốc như nào, có cần biện pháp can thiệp nào không.
Cha mẹ cũng nên xác định trước, táo bón do bệnh lý thường nặng và khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, cha mẹ nên áp dụng tổng thể nhiều biện pháp để giúp con có hệ tiêu hóa tốt, tạo thuận lợi để việc đi vệ sinh nhẹ nhàng, không thành áp lực cho con mình. Các biện pháp chính, cha mẹ nên tham khảo dưới đây.

Bé bị táo bón chức năng, phải làm sao để con chóng khỏe?

Cách trị táo bón cho trẻ cần xuất phát từ nguyên nhân và đòi hỏi sự kiên trì từ cha mẹ.
- Bổ sung thêm lượng chất xơ từ nguồn rau củ quả, đặc biệt đối với những trẻ biếng ăn rau. Tuy nhiên nếu trẻ bình thường đã tích cực ăn rau rồi thì nguyên nhân táo bón ở bé không phải do thiếu chất xơ. Cha mẹ nên xem xét con mình táo bón do đâu để giải quyết theo hướng đó.
- Cho bé uống đủ nước mỗi ngày từ nguồn nước lọc, canh, nước hoa quả, sữa ( không pha sữa quá đặc).
- Tập cho trẻ thói quen đại tiện đều đặn theo khung giờ trong ngày.
- Xoa bụng cho trẻ theo chiều từ trái sang phải dọc theo khung đại tràng từ 5 – 10 phút hàng ngày trước khi đại tiện để kích thích cảm giác “buồn” đi vệ sinh cho bé.
  • Ngoài chú ý đến bổ sung chất xơ cho bé, cha mẹ cũng cần tìm cách kích thích nhu động đường ruột để phân dễ dàng được tống đẩy ra ngoài hơn. Cơ thể trẻ cần được làm thanh mát từ bên trong để tránh tình trạng phân mất nước khô cứng, bị ứ tắc ở bên trong. Ổn định hệ vi sinh đường ruột cũng là cách để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru hơn, hạn chế táo bón. Đồng thời, mẹ hãy giúp bé tăng cảm giác thèm ăn hơn, tránh chứng biếng ăn, còi cọc do táo bón lâu ngày.
Đây cũng là 5 nguyên tắc chính trong điều trị chứng táo bón cho trẻ nhỏ, đem lại một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Diếp cá vương Gold với 9 thành phần trong 1, giảm nhanh táo bón ở trẻ nhỏ bằng nhiều tác động:
Diếp cá vương Gold chăm sóc cho bé bị táo bón
Số XNCB: 43196/2017/ATTP-XNCB
  • Rau dền, súp lơ xanh: nguồn bổ sung chất xơ dồi dào cho bé yêu.
  • Diếp cá, rau má là thảo dược giúp thanh mát cơ thể, nhuận tràng, chống táo bón
  • Magie gluconate – 1 khoáng chất đa lượng kích thích tăng nhu động đường ruột, giúp đại tràng tống đẩy phân dễ dàng hơn.
  • FOS giúp làm tăng nhanh số lượng lợi khuẩn đường ruột, cân bằng hệ tiêu hóa
  • Ngoài ra, L-Lysine HCl, Taurine, Thymomodulin còn hỗ trợ trẻ ăn ngon hơn, tăng sức đề kháng, tăng trưởng chiều cao, phát triển trí não và thị lực toàn diện.
Diếp cá vương Gold là giải pháp hữu hiệu giúp ba mẹ chăm con bị táo bón
Hiện sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Cha mẹ có thể gọi ngay tới số 0982 498 826 để sớm được tư vấn chi tiết nhất cách giảm táo bón và chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.
BẠN ĐỌC QUAN TÂM>>
Khi nào trẻ bị táo bón cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa?
Lời khuyên từ chuyên gia về cách chăm sóc cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Tổng hợp các kinh nghiệm điều trị cho trẻ 4 tuổi bị táo bón

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2018

Những bài tập phối hợp hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ 99% các mẹ chưa biết

Những bài tập phối hợp hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ 99% các mẹ chưa biết

Trẻ bị táo bón do nhiều nguyên nhân nhưng mẹ có biết táo bón ở trẻ cũng thường xuất phát từ thói quen lười vận động. Những bài tập phối hợp vận động sau rất hiệu quả, hỗ trợ  điều trị táo bón cho trẻ mà đa phần các mẹ chưa biết. Hãy cùng Diếp cá vương Gold tìm hiểu nhé.
Các cơ sàn chậu bao quanh lỗ hở hậu môn đóng vai trò quan trọng trong việc đi đại tiện. Cơ sàn chậu kết hợp cùng cơ hoành ( cơ hỗ trợ kiểm soát hơi thở cơ thể) để tạo áp lực, làm giãn cơ vòng hậu môn, kéo dài cơ sàn chậu khi đi ngoài, giúp đại tiên dễ dàng. Tuy nhiên, ở trẻ bị táo bón, hai loại cơ này bị thiếu phối hợp với nhau. Trẻ nhỏ hay ép các cơ này khi đi đại tiện thay vì giãn cơ ra, khiến phân khó được tống đẩy ra khỏi đường ruột. Những bài tập thể dục phối hợp sẽ giúp điều chỉnh lại hoạt động của các loại cơ này cũng như các cơ quan khác của khung chậu, do đó cải thiện táo bón.
Điển hình, Tiến sĩ Steve Hodges - giáo sư khoa tiết niệu nhi ở Đại học Wake Forest đã gợi ý một số bài tập hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ sau:

Bài tập ngồi xổm sâu / tư thế con ếch

Kiểu vận động này giúp thúc đẩy tư thế ngồi xổm, tập cho trẻ thói quen đi ngoài. Mẹ hãy hướng dẫn trẻ thực hiện như sau:
Để bé ngồi xổm xuống, mở rộng hai chân, các ngón tay mở rộng ra. Để hai mặt bàn tay úp xuống sàn, thẳng giữa hai chân. Dồn trọng tâm cơ thể hơi hướng ra phía trước, đầu ngẩng cao như một chú ếch đang “ hóng chuyện”! Lặp lại các động tác này từ 10 – 15 lần.
bài tập hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ

Thực hiện tư thế con ếch để tập cơ sàn chậu và cơ quan vùng khung chậu

Trong quá trình tập, mẹ hãy tạo không khí thoải mái cho bé. Thay vì việc bắt ép trẻ nhỏ thực hiện động tác này, mẹ có thể cho bé bắt trước theo một nhân vật hoạt hình như hoàng tử ếch chẳng hạn. Bé chắc hẳn sẽ rất thích thú mà thực hiện cho xem.

Chiếc ghế vô hình

Thử tưởng tượng rằng bé đang ngồi trên một chiếc ghế vô hình. Hai chân trẻ mở rộng bằng vai, giữ cho vai, lưng, mông thành một đường thẳng. Cả cơ thể hơi chếch về phía trước, dồn trọng tâm cơ thể ở 2 gót chân. Hai tay đặt song song trước mặt. Mẹ hãy để bé giữ nguyên tư thế này trong 3 giây. Lặp lại động tác từ 10 – 15 lần.
tư thế chiếc ghế vô hình diếp cá vương gold
Ở tư thế này, cơ mu trực tràng được kéo căng, giữ thẳng trực tràng, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy phân qua ống hậu môn.

Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng cách xoa bụng để chữa táo bón cho trẻ

Mẹ chỉ nên thực hiện thao tác xoa bụng cho trẻ sau ăn một giờ nhé. Tư thế tốt nhất là để bé nằm ngửa, ở trần, chân hướng về phía mẹ.

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Trẻ bị táo bón thường xuyên – Làm cách nào để khỏi?

Trẻ bị táo bón thường xuyên – Làm cách nào để khỏi?

Táo bón là hội chứng rối loạn đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt tình trạng trẻ bị táo bón thường xuyên tái diễn đang khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu tìm cách giải quyết. Bởi táo bón kéo dài không những khiến trẻ đầy chướng, đau bụng mà còn kém hấp thu, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện ở bé. trẻ bị táo bón thường xuyên nên được điều trị sớm

Nhận biết sớm dấu hiệu trẻ bị táo bón thường xuyên

Thông thường ở trẻ sơ sinh, bé được coi là táo bón khi tần suất đại tiện nhỏ hơn 2 lần 1 ngày. Khi lớn hơn, trẻ nên đi vệ sinh ít nhất 3 lần/ tuần. Nếu trẻ rất ít đi đại tiện, mỗi lần đại tiện đều khó khăn, nhăn mặt; phân cứng đanh, khuôn to hoặc lổn nhổn như phân dê thì khả năng cao trẻ đang bị táo bón.
Đối với nhiều trẻ, tình trạng táo bón khó đi ngoài không đơn thuần diễn ra một lần mà có thể tái diễn thường xuyên, thành vài đợt trong năm. Đặc biệt nhiều trẻ có cơ địa nóng trong, hệ tiêu hóa kém ổn định, táo bón xảy ra ngay cả khi trẻ lớn lên, vào giai đoạn đi mẫu giáo, học tiểu học.

Nguyên nhân táo bón tái diễn thường xuyên ở trẻ nhỏ

Có nhiều nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ táo bón ở trẻ nhỏ. Trẻ bị táo bón thường xuyên có thể do trẻ vô tình mắc phải một trong những thói quen xấu sau:
- Trẻ từ chối ăn rau củ quả, bổ sung thiếu lượng chất xơ hàng ngày.
trẻ bị táo bón thường xuyên do biếng ăn rau

Những trẻ biếng ăn rau xanh thường có nguy cao bị táo bón thường xuyên

- Trẻ hay nhịn đại tiện do mải chơi, tâm lý ngại nhà vệ sinh công cộng không sạch như ở nhà.
- Uống quá ít nước ( nước lọc, canh, nước ép hoa quả).
-  Dùng một số loại thuốc gây tác dụng phụ là táo bón như: bổ sung sắt, canxi, thuốc ho, thuốc cảm cúm ...
- Thường xuyên ăn các đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, chất béo và đạm, mất cân bằng các thành phần dinh dưỡng.
- Cơ địa trẻ nóng trong, thường xuyên mất nước làm đai tràng tăng hấp thu nước từ máu vào phân gây phân khô cứng, khó đào thải.
- Rối loạn hệ vi sinh đường ruột: Nguyên nhân này thường gây ra tiêu chảy hơn là táo bón. Đối với những bé bị táo bón do hệ tiêu hóa chưa ổn đinh, cha mẹ có thể cho con bổ sung thêm FOS. FOS là một prebiotics – loại thức ăn tương thích và tạo môi trường thuận lợi để các chủng lợi khuẩn nhân nhanh số lượng, áp đảo các hại khuẩn, thiết lập lại cần bằng đường ruột, giúp trẻ tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

Các nguyên tắc vàng để trị táo bón cho trẻ, tránh tái diễn thường xuyên

Táo bón xuất phát từ đâu, cha mẹ giải quyết tại đó. Phụ huynh nên rà xoát xem nguyên nhân nào khiến con bị táo bón, tập trung khắc phục các vấn đề này. Ngoài ra, dưới đây là một số lời khuyên bổ ích mà các chuyên ra đưa ra để cải thiện nhanh hơn chứng táo bón cho trẻ.
- Đối với những trường hợp mẹ đã chú ý cho con ăn nhiều rau nhưng chưa đúng cách, mẹ nên điều chỉnh lại như sau: Thay vì ninh rau quá nhừ, mẹ chỉ cần nấu rau vừa phải, sau đó xay nhuyễn ra trộn cùng cháo nếu muốn trẻ dễ ăn hơn.
- Bên cạnh đó, mẹ hãy cho con bổ sung thêm các loại quả tốt cho hệ tiêu hóa như đu đủ, bơ, táo, lê, mận dưới dạng nước ép hoặc thái miếng nhỏ.
- Xoa bụng cho trẻ theo chiều từ trái sang phải dọc theo khung đại tràng từ 5 – 10 phút hàng ngày trước khi đại tiện để kích thích cảm giác “buồn” đi vệ sinh cho bé.
  • Ngoài chú ý đến bổ sung chất xơ cho bé, cha mẹ cũng cần tìm cách kích thích nhu động đường ruột để phân dễ dàng được tống đẩy ra ngoài hơn. Cơ thể trẻ cần được làm thanh mát từ bên trong để tránh tình trạng phân mất nước khô cứng, bị ứ tắc ở bên trong. Ổn định hệ vi sinh đường ruột cũng là cách để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru hơn, hạn chế táo bón. Đồng thời, mẹ hãy giúp bé tăng cảm giác thèm ăn hơn, tránh chứng biếng ăn, còi cọc do táo bón lâu ngày.
Đây cũng là 5 nguyên tắc chính trong điều trị chứng táo bón cho trẻ nhỏ, đem lại một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

Tổng hợp các kinh nghiệm điều trị cho trẻ 4 tuổi bị táo bón

Tổng hợp các kinh nghiệm điều trị cho trẻ 4 tuổi bị táo bón

Rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng đặt câu hỏi cho Diếp cá vương Gold rằng: trẻ 4 tuổi bị táo bón kéo dài  phải làm sao để con nhanh khỏi nhất? Cha/ mẹ chớ cuống mà cần bình tĩnh tìm hiểu xem bệnh táo bón ở trẻ em là gì, nguyên nhân trẻ bị táo bón và cách trị táo bón cho trẻ 4 tuổi đúng đắn nhất.
điều trị trẻ 4 tuổi bị táo bón

Những biểu hiện táo bón ở trẻ 4 tuổi

Táo bón rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối với trẻ sơ sinh, bé được coi là bị táo bón khi tần suất đại tiện nhỏ hơn 2 lần/ ngày. Nhưng ở những trẻ lớn hơn 2 tuổi ( đặc biệt là giai đoạn 3, 4, 5 tuổi), trẻ tốt nhất nên đi ngoài không dưới 3 lần/ tuần.
Tuy nhiên trong quá trình thăm khám, nhiều chuyên gia tiêu hóa ghi nhận rằng có những trẻ bị táo bón kéo dài lâu ngày, thậm chí là cả tuần không đại tiện được và đi ngoài ra máu đỏ tươi.
Trẻ bị táo bón thường có phân khô cứng, màu thẫm, khuôn to hoặc lổn nhổn như phân dê. Bé thường xuyên đỏ mặt gắng sức rặn hoặc phải nhờ tới sự trợ giúp mới có thể đại tiện được.

Nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi bị táo bón

Bệnh táo bón ở trẻ em thường xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó khi lên 4 tuổi, trẻ sẽ có một số thay đổi từ chế độ ăn, thói quen cũng như tâm sinh lý nên dễ bị táo bón.
- Chế độ ăn uống: Trẻ hay đòi hỏi và thường xuyên muốn ăn các món ăn nhanh như đồ chiên rán, pizza, snack… Những thực phẩm này nhiều dầu mỡ, béo và ít chất xơ nên hệ tiêu hóa quá tải, phân bị khô cứng và trẻ khó đại tiện được. Nếu cha mẹ không chú ý bổ sung lượng nước hàng ngày cho trẻ, tình trạng táo bón sẽ càng thêm trầm trọng.
- Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cho trẻ như canxi, sắt… hoặc dùng kháng sinh khi bé bị ốm. Những loại thuốc này đều có thể gây tác dụng phụ là táo bón ở trẻ nhỏ.
- Các bé 4 tuổi được học tập tại một môi trường mới. Tuy nhiên có những bé không hề quen với nhà vệ sinh công cộng, sinh ra tâm lý e dè, nín nhịn đại tiện. Lâu dần, thói quen này làm phân bị tích tụ, ứ đọng trong đại tràng, khó đi ngoài.
- Thói quen ngồi một chỗ: Nghe rất lạ phải không cha mẹ? Thông thường ai cũng nghĩ chỉ người lớn với công việc văn phòng mới hay ngồi nhiều một chỗ. Tuy nhiên thực trạng hiện nay, nhiều cha mẹ dễ dàng cho con dùng các thiết bị điện tử, ti vi, máy chơi game để giải trí thay vì vui chơi khám phá ngoài trời. Trẻ ít vận động sẽ khiến cơ hoành và cơ sàn chậu gần vùng hậu môn yếu, dễ táo bón.
trẻ 4 tuổi mải chơi game bị táo bón

Nhiều trẻ mải mê chơi game, dùng thiết bị điện tử mà quên mất các hoạt động vui chơi ngoài trời

- Một tỉ lệ nhỏ trẻ bị các bệnh lý về đường tiêu hóa như dài đoạn trực tràng bẩm sinh, sa trực tràng… cũng là nguyên nhân khiến bé bị táo bón.

Cách trị táo bón cho trẻ 4 tuổi hợp lý

Để trị táo bón cho trẻ 4 tuổi, trước hết cha mẹ cần bắt đầu từ thay đổi thực đơn ăn uống cho trẻ.

- Tăng lượng rau xanh, củ quả vào thực đơn của bé 4 tuổi

Các loại rau đay, mồng tơi, rau cải, súp lơ xanh, rau dền, đu đủ, bơ, chuối, cam, và các loại hạt nguyên xơ đều hỗ trợ tốt cho tình trạng táo bón ở trẻ.

- Dùng vừng đen để trị táo bón cho bé

Vừng đen vốn là vị thuốc giúp nhuận tràng thông tiện rất tốt. Mẹ hãy trộn vừng đen cùng cơm cho con ăn hoặc nấu cháo vừng vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng.
>> Xem thêm: 4 món cháo trị táo bón hiệu quả

- Luyện tập cho trẻ vệ sinh đúng thời điểm trong ngày, vào buổi sáng hay tối tùy mẹ sắp xếp.

- Cho trẻ hoạt động vui chơi, khám phá để kích thích tuần hoàn, tăng cường nhu động đại tràng.

- Bổ sung magiê cho trẻ 4 tuổi.

Ion magie giúp cải thiện nhu động ruột, tăng khả năng tống đẩy phân của đại tràng, giúp trẻ dễ dàng đi tiêu hơn.
- Kết hợp dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diếp cá vương Gold để giảm nhanh chứng táo bón cho con, giúp bé thanh mát cơ thể, hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

  • diếp cá vương gold
Số XNCB: 43196/2017/ATTP-XNCB
Mỗi ngày sử dụng 2 ống Diếp cá vương Gold là giải pháp hữu hiệu để giảm nhanh chứng táo bón ở trẻ 4 tuổi.
Cha mẹ có thể gọi ngay tới số 0982 498 826 hoặc để lại câu hỏi TẠI ĐÂY để sớm được tư vấn chi tiết nhất cách giảm táo bón và chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.

Một số lưu ý khi chữa táo bón cho trẻ 4 tuổi

- Trường hợp bé bị táo bón lâu ngày, bên cạnh sử dụng đều đặn Diếp cá vương Gold, những ngày đầu tiên cha mẹ có thể dùng thêm thuốc Tây để nhuận tràng, mật ong để thụt hậu môn cho trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng vì các thuốc trị táo bón này dễ khiến trẻ bị phụ thuộc, mất khả năng tự đại tiện bình thường.
- Mỗi ngày trước khi đi đại tiện, cha mẹ hãy xoa theo vòng tròn quanh bụng từ phải sang trái khoảng 5 – 10 phút để kích thích cảm giác đại tiện của bé. Đây cũng là phương pháp hỗ trợ để chữa táo bón cho trẻ.
- Với trẻ 4 tuổi bị táo bón đi ngoài ra máu tươi, cha mẹ càng nên áp dụng sớm các biện pháp trên. Đồng thời kết hợp rửa hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý để tránh nhiễm khuẩn vùng hậu môn của bé.
Hi vọng các cách trị táo bón cho trẻ 4 tuổi trên đây thực sự hữu ích cho mẹ. Cha mẹ hãy nhanh chóng áp dụng để sớm đẩy lui chứng táo bón cho con yêu nhé.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2018

Trẻ bị táo bón biếng ăn mẹ phải làm sao?

Trẻ bị táo bón biếng ăn mẹ phải làm sao?

Trẻ bị táo bón, biếng ăn đang là vấn đền hết sức đau đầu của nhiều vị phụ huynh hiện nay. Chứng táo bón không chỉ khiến trẻ đau đớn khi đi ngoài mà còn khiến bé biếng ăn, kém hấp thu, thể trạng gầy còi, dễ ốm yếu.

Tại sao những trẻ bị táo bón lại thường biếng ăn?

Ở trẻ bị táo bón, phân bị tích tụ lâu ngày trong đại tràng, không được tống thải ra ngoài một cách đều đặn. Khuôn phân ngày càng khô cứng, lấp kín trong đường ruột khiến hệ hệ tiêu hóa của trẻ bị ngưng trệ. Thức ăn dồn ứ nhiều ngày làm trẻ chướng bụng, đầy hơi, sinh cảm giác chán ăn, ăn không tiêu. Chứng biếng ăn kéo dài gây nhiều hậu quả xấu đến sức khỏe, thể trạng, trí lực cũng như tâm sinh lý của trẻ, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng, căng thẳng.

Trẻ bị táo bón hay bị đau bụng, đầy chướng, kém tiêu hóa dẫn đến biếng ăn

Hậu quả nếu chứng táo bón, biếng ăn kéo dài

Táo bón khiến trẻ khó chịu vùng hậu môn, đau đớn, sợ sệt khi phải ngồi đại tiện quá lâu mà không đi ngoài được, thậm chí đi ngoài ra máu đỏ.
Phân ở lâu trong trực tràng là nguồn cơn gây kích thích gây rối loạn thần kinh khiến trẻ dễ cáu kỉnh, bồn chồn, mất tập trung.
Nguy hiểm hơn, táo bón mạn tính làm cản trở tuần hoàn ở trực tràng, lâu lần sinh ra bệnh trĩ, sa trực tràng, nứt hậu môn do rặn nhiều.
Hơn hết, tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ khiến bé dễ bị rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đau bụng và biếng ăn. Chứng biếng ăn kéo dài khiến trẻ không hấp thu đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển, lớn khỏe. Những trẻ biếng ăn dễ bị suy dinh dưỡng, thể trạng còi cọc, gầy yếu, hay ốm vặt; cơ thể không đủ năng lượng cho tư duy trí óc tập trung, kéo theo việc học hành bị sa sút. Một hậu quả khác ở những trẻ bị táo bón biếng ăn là tâm sinh lý và tính cách bị thay đổi tiêu cực. Trẻ bị thiếu năng lượng nên hay mệt mỏi, không còn thiết chơi đùa, tìm tòi khám phá, bị chậm chạp và xa cách bạn bè cùng trang lứa.

Cách khắc phục chứng biếng ăn ở những trẻ bị táo bón

Đối với những trẻ bị táo bón sinh ra chứng biếng ăn, nếu muốn con ăn cơm thun thút thì trước hết cha mẹ cần trị dứt điểm bệnh táo bón lâu ngày của bé. Cha mẹ có thể tham khảo những cách sau:
- Cha mẹ cần kiên trì tập luyện cho trẻ thói quen đi tiêu hàng ngày, đúng thời gian, vừa giúp bé có phản xạ đi tiêu. Tuy nhiên không nên quá cưỡng ép trẻ mà cần rèn thói quen này từ từ để tránh tâm lý sợ sệt, nín nhịn đại tiện của con.
- Thực đơn cho trẻ cần đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung nhiều chất xơ từ trái cây, rau tươi như rau khoai lang, rau má, rau cải, mồng tơi, bưởi, đu đủ, cam quýt, chuối … và các loại ngũ cốc nguyên cám như mè, đậu xanh, đậu đen, gạo lứt…
- Bé cần được uống đủ nhu cầu nước mỗi ngày, nhất là ở những nơi có khí hậu nóng ẩm như nước ta.
- Xoa bụng theo vòng tròn từ trái sang phải để kích thích nhu động đại tràng, giúp trẻ dễ đi ngoài, giảm táo bón.
- Để trẻ dễ dàng đi ngoài và nhanh khỏi táo bón hơn, cha mẹ nên dùng thêm các thực phẩm bổ sung hỗ trợ phòng ngừa và giảm táo bón cho con.
Bạn đọc quan tâm >>
Diếp cá vương - táo bón trẻ em