Trẻ bị táo bón thường xuyên – Làm cách nào để khỏi?
Táo bón là hội chứng rối loạn đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt tình trạng trẻ bị táo bón thường xuyên tái diễn đang khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu tìm cách giải quyết. Bởi táo bón kéo dài không những khiến trẻ đầy chướng, đau bụng mà còn kém hấp thu, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện ở bé.Nhận biết sớm dấu hiệu trẻ bị táo bón thường xuyên
Thông thường ở trẻ sơ sinh, bé được coi là táo bón khi tần suất đại tiện nhỏ hơn 2 lần 1 ngày. Khi lớn hơn, trẻ nên đi vệ sinh ít nhất 3 lần/ tuần. Nếu trẻ rất ít đi đại tiện, mỗi lần đại tiện đều khó khăn, nhăn mặt; phân cứng đanh, khuôn to hoặc lổn nhổn như phân dê thì khả năng cao trẻ đang bị táo bón.Đối với nhiều trẻ, tình trạng táo bón khó đi ngoài không đơn thuần diễn ra một lần mà có thể tái diễn thường xuyên, thành vài đợt trong năm. Đặc biệt nhiều trẻ có cơ địa nóng trong, hệ tiêu hóa kém ổn định, táo bón xảy ra ngay cả khi trẻ lớn lên, vào giai đoạn đi mẫu giáo, học tiểu học.
Nguyên nhân táo bón tái diễn thường xuyên ở trẻ nhỏ
Có nhiều nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ táo bón ở trẻ nhỏ. Trẻ bị táo bón thường xuyên có thể do trẻ vô tình mắc phải một trong những thói quen xấu sau:- Trẻ từ chối ăn rau củ quả, bổ sung thiếu lượng chất xơ hàng ngày.
Những trẻ biếng ăn rau xanh thường có nguy cao bị táo bón thường xuyên
- Trẻ hay nhịn đại tiện do mải chơi, tâm lý ngại nhà vệ sinh công cộng không sạch như ở nhà.- Uống quá ít nước ( nước lọc, canh, nước ép hoa quả).
- Dùng một số loại thuốc gây tác dụng phụ là táo bón như: bổ sung sắt, canxi, thuốc ho, thuốc cảm cúm ...
- Thường xuyên ăn các đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, chất béo và đạm, mất cân bằng các thành phần dinh dưỡng.
- Cơ địa trẻ nóng trong, thường xuyên mất nước làm đai tràng tăng hấp thu nước từ máu vào phân gây phân khô cứng, khó đào thải.
- Rối loạn hệ vi sinh đường ruột: Nguyên nhân này thường gây ra tiêu chảy hơn là táo bón. Đối với những bé bị táo bón do hệ tiêu hóa chưa ổn đinh, cha mẹ có thể cho con bổ sung thêm FOS. FOS là một prebiotics – loại thức ăn tương thích và tạo môi trường thuận lợi để các chủng lợi khuẩn nhân nhanh số lượng, áp đảo các hại khuẩn, thiết lập lại cần bằng đường ruột, giúp trẻ tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
Các nguyên tắc vàng để trị táo bón cho trẻ, tránh tái diễn thường xuyên
Táo bón xuất phát từ đâu, cha mẹ giải quyết tại đó. Phụ huynh nên rà xoát xem nguyên nhân nào khiến con bị táo bón, tập trung khắc phục các vấn đề này. Ngoài ra, dưới đây là một số lời khuyên bổ ích mà các chuyên ra đưa ra để cải thiện nhanh hơn chứng táo bón cho trẻ.- Đối với những trường hợp mẹ đã chú ý cho con ăn nhiều rau nhưng chưa đúng cách, mẹ nên điều chỉnh lại như sau: Thay vì ninh rau quá nhừ, mẹ chỉ cần nấu rau vừa phải, sau đó xay nhuyễn ra trộn cùng cháo nếu muốn trẻ dễ ăn hơn.
- Bên cạnh đó, mẹ hãy cho con bổ sung thêm các loại quả tốt cho hệ tiêu hóa như đu đủ, bơ, táo, lê, mận dưới dạng nước ép hoặc thái miếng nhỏ.
- Xoa bụng cho trẻ theo chiều từ trái sang phải dọc theo khung đại tràng từ 5 – 10 phút hàng ngày trước khi đại tiện để kích thích cảm giác “buồn” đi vệ sinh cho bé.
- Ngoài chú ý đến bổ sung chất xơ cho bé, cha mẹ cũng cần tìm cách kích thích nhu động đường ruột để phân dễ dàng được tống đẩy ra ngoài hơn. Cơ thể trẻ cần được làm thanh mát từ bên trong để tránh tình trạng phân mất nước khô cứng, bị ứ tắc ở bên trong. Ổn định hệ vi sinh đường ruột cũng là cách để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru hơn, hạn chế táo bón. Đồng thời, mẹ hãy giúp bé tăng cảm giác thèm ăn hơn, tránh chứng biếng ăn, còi cọc do táo bón lâu ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét